....

Sách Chuyên Môn Về Nghề Luật

1. Công ty vốn, quản lý và tranh chấp

Đồng tác giả: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn Đình Cungvon-quan-ly-tranh-chap

Đây là thành quả của sự kết hợp giữa hai tác giả có nghề nghiệp và kinh nghiệm khác nhau nhưng có chung một mối quan tâm về công ty – một định chế còn non trẻ ở ta, mà mỗi bước đi của nó trên con đường trưởng thành thường ít suôn sẻ nhưng nhiều vấp váp, khiến cho giới doanh nghiệp, nhà tư vấn và cơ quan quản lý có khi phải vò đầu, bóp trán.

Trong hoàn cảnh ấy, các tác giả đã kết hợp luật pháp với thực tế để trình bày một cách ngọn nguồn các điểm chính yếu của công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp; đồng thời mở rộng sang những lĩnh vực mà doanh nhân quan tâm như điều hành, quản trị và tranh chấp. Khi làm như vậy, các tác giả cũng đề cập các tập tục đã phổ biến trong định chế công ty tại các nước phát triển, nhưng còn xa lạ ở nước ta, cho việc hội nhập kinh tế.

2. Tài ba của luật sư

Tác giả: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích tai-ba-cua-luat-su

Tài ba của luật sư là nói đến khả năng phân tích các sự kiện, vấn đề trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau và kết nối chúng với luật pháp tương ứng. Để có và đạt được những khả năng này các luật sư, nhất là các luật sư mới vào nghề cần phải có những điều kiện và kỹ thuật nhất định giống như là hậu thì phải có chân dài.

Đó chính là nội dung được trình bày trong cuốn sách này. Sách gồm bốn phần. Phần một, giải nghĩa suy nghĩ kiểu luật sư: nó là gì, tại sao dùng, điều kiện phải có để sử dụng nó; Phần hai, trình bày cách suy nghĩ kiểu luật sư, tức là làm gì và làm thế nào; Phần ba, đưa ra một số vụ để các bạn thực tập. Cuối cùng, là phần mở rộng kiến thức. Hi vọng cuốn sách sẽ là tài liệu gối đầu của những ai muốn trở thành luật sư.

3. Tư duy pháp lý của luật sư

Tác giả: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích tu-duy-phap-ly-cua-luat-su

Quyển sách này là phiên bản mới của quyển Tài ba của luật sư xuất bản năm 2010 và tái bản hai lần sau đó. Đó là kết quả của những góp ý từ độc giả, của kinh nghiệm tác giả thu thập được qua các lớp học được tổ chức tại Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cũng như sự tìm tòi và học hỏi của tác giả trong suốt 5 năm qua. Cũng như sách trước, quyển sách này được viết cho các luật sư mới bước chân vào nghề. Nội dung quyển sách được chia làm 4 phần:

Phần một: Giới thiệu với bạn về tư duy pháp lý và đưa ra các điều kiện bạn phải có, hay phải thay đổi so với trước kia để có thể có tư duy pháp lý. Tốt nghiệp trường luật xong bạn chưa có khả năng tư duy pháp lý để làm luật sư; vì trường luật đào tạo bạn làm cán bộ pháp chế (tức là soạn luật để cho người khác áp dụng, và giám sát việc thực hiện luật). Bạn sẽ biết về điều này rõ hơn khi đọc Chương 2 của Phần này.

Phần hai: Trình bày cách tư duy pháp lý; gồm phương pháp thực hiện; các vụ án để bạn… luyện chưởng và biết tính chất của các câu hỏi pháp lý.

Phần ba: Đưa ra một số vụ án để các bạn tập làm một mình hầu kiểm tra mức độ sử dụng tư duy pháp lý.

Phần bốn: Một số bài đọc thêm để bạn mở rộng kiến thức.

4. Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sưhuong-dan-khoi-nghiep-voi-nghe-luat-su

Tác giả: Luật sư Nguyễn Hữu Phước

Trong dư luận xã hội, nghề luật sư có thể được xem là một nghề cao quý, mang nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn nghề luật sư làm cái nghiệp cho cuộc đời mình cũng như mong muốn thành công với nghề luật sư của mình. Tuy nhiên, nếu theo đuổi nghề luật sư bằng chỉ với sự đam mê thuần túy mà thiếu đi những kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết, ắt hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại khiến không thể vững vàng đi đến cuối tận cùng con đường mà mình đã chọn. Bằng chính những kinh nghiệm thực tế của bản thân mình, thông qua cuốn “Hướng Dẫn Khởi Nghiệp Với Nghề Luật Sư”, tôi hy vọng có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm và kiến thức cần thiết giúp vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp thành lập tổ chức hành nghề luật sư (“TCHNLS”) cho mình.

Cuốn sách này không những dành riêng cho các tân cử nhân luật hoặc các bạn hiện đang có ý định theo học ngành luật tại một trường đại học để trở thành một luật sư trong tương lai mà còn dành cho cả những luật sư hiện đang hành nghề tại Việt Nam có mong muốn khởi nghiệp. Nội dung sách được trình bày thành 8 chương chính bao quát các kiến thức, kinh nghiệm, công việc bạn cần phải làm từ lúc bạn dự định theo học ngành luật, chọn nghề luật sư cho đến khi bạn đã thành lập, điều hành và phát triển TCHNLS của bản thân mình.

Chương 1 và 2 của sách với tựa đề “Chọn nghề” và “Chọn nơi thực tập và làm việc” là những chia sẻ về những vấn đề bạn cần quan tâm tìm hiểu từ lúc bắt đầu chọn học ngành luật cho đến lúc xin thực tập và ra làm việc sau khi đã tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm giúp bạn lựa chọn chính xác nghề nghiệp tương lai, cuốn sách cũng chia sẻ và làm rõ thêm những ngộ nhận mà các bạn trẻ thường gặp khi nghĩ về nghề luật sư cũng như những mặt trái của nghề luật sư mà nhiều bạn có thể chưa thể hình dung được khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bước sang Chương 3, 4 và 5, cuốn sách sẽ mang đến những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết và thực tế khi thành lập một TCHNLS, từ bước lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp, cách thức chia sẻ thu nhập giữa những luật sư thành viên cho đến những công việc chi tiết mà cần chuẩn bị và lên kế hoạch trước và sau khi thành lập TCHNLS. Chương 6 giới thiệu một số sách dạy về kỹ năng hành nghề luật sư hiện có tại Việt Nam.

Khi TCHNLS đã phát triển ở một mức độ nhất định, mối quan tâm giờ đây sẽ chuyển dần qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nội tại TCHNLS để giữ TCHNLS tiếp tục phát triển. Với mục đích đó, Chương 7 của cuốn sách sẽ tiếp tục chia sẻ những vấn đề nảy sinh cản trở sự phát triển của TCHNLS cũng như những cách thức giải quyết phù hợp mà có thể vận dụng.

Bên cạnh những chia sẻ trên, sức khỏe và giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống của một luật sư cũng là một trong những yếu tố cốt lõi giúp gặt hái thành công khi khởi nghiệp với nghề luật sư. Qua Chương 8, cuốn sách cũng truyền tải những lời khuyên về cách thức rèn luyện sức khỏe và cân bằng cuộc sống một cách hiệu quả và phù hợp với đặc thù công việc của nghề luật sư.

5. Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn

Tác giả: Luật sư Trương Nhật Quangky-nang-hanh-nghe-luat-su-tu-van

Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn giới thiệu cho đối tượng bạn đọc là các luật sư trẻ những kỹ năng cơ bản cần có để thành công trong một công ty luật chuyên nghiệp. Các luật sư trẻ ở đây được hiểu là các cử nhân luật đã bắt đầu quá trình tập sự trong công ty luật và chuẩn bị thi để lấy “chứng chỉ hành nghề luật sư” hoặc các luật sư đã gia nhập đoàn luật sư nhưng chỉ mới bắt đầu hành nghề từ 1 đến 6 năm.

Ngoài luật sư trẻ, các giảng viên và sinh viên trường luật hay những ai quan tâm đến lĩnh vực này cũng có thể tìm thấy các thông tin bổ ích cho quá trình dạy và học kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn.

Hãy đọc thật chậm và suy nghĩ về những vấn đề được trình bày kỹ lưỡng trong sách. Thách thức về mặt trí tuệ chắc chắn sẽ giúp bạn nghiền ngẫm và nhớ lâu các kinh nghiệm mà tác giả chia sẻ trong ấn phẩm tâm huyết đầu tay này.

6. Pháp luật về doanh nghiệp– Các Vấn Đề Pháp lý Cơ Bản

Tác giả: Luật sư Trương Nhật Quang221504_p69811mba1

Cuốn sách này được viết chủ yếu dành cho luật sư, người tham gia công tác giảng dạy và sinh viên luật mong muốn hiểu biết các vấn đề pháp lý cơ bản từ góc độ lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Cuốn sách cũng được dành cho người quản lý doanh nghiệp và những ai quan tâm muốn tìm hiểu khía cạnh pháp lý của các chủ đề trên.

Khi viết cuốn sách này, tác giả không có ý định mô tả và liệt kê các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Thay vào đó, cuốn sách tập trung vào việc trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến các chủ đề trên, đặc biệt đối với hai loại hình doanh nghiệp thông dụng ở Việt Nam là CTTNHH và CTCP (bao gồm cả công ty đại chúng).

Cuốn sách trình bày các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đang có hiệu lực tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015. Đây là thời điểm mà Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng trình bày một số thay đổi luật sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015.Bottom of Form

7. Thị Trường Vốn Nợ – Luật Và Hợp Đồng

Tác giả: Luật sư Nguyễn Hồng Năngthitruongvonno

“Từ lâu tôi đã ấp ủ việc biên soạn một cuốn sách về luật vừa mang tính thực tiễn, vừa cung cấp các kiến thức chung, đồng thời như một cuốn sổ tay cho những luật sư mới vào nghề, muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các vấn đề pháp lý liên quan. Cuốn sách này là một sản phẩm của quá trình tiềm kiếm đó. Nó còn có thể hữu dụng cho tất cả các cán bộ ngân hàng , những người cũng cần hiểu các vấn đề pháp lý trong công việc hàng ngày của mình.

Nội dung cuốn sách tập trung vào hai loại giao dịch chủ yếu của thị trường vốn nợ là khoản vay hợp vốn và phát hành trái phiếu. Đây là những công cụ huy động vốn chủ yếu trên thị trường tài chính.

Cuốn sách cũng đề cập tới các vấn đề cốt yếu về hợp đồng, giao dịch bảo đảm, ý kiến pháp lý – là những nội dung quan trọng trong các giao dịch tài chính nói chung và hầu hết các giao dịch vay hợp vốn và phát hành trái phiếu. Ngoài ra, một số nội dung căn bản khác về thị trường tài chính và các sản phẩm của thị trường này, các kiến thức về tín dụng và quản lý rủi ro cũng được cung cấp nhằm mang lại một bức tranh toàn diện hơn cho người đọc…”

8. Luận giải về Luật doanh nghiệp 2014

Cuốn sách Luận giải về Luật doanh nghiệp năm 2014: 36 kế sách pháp lý của doanh nghiệpdo Luật sư Trương Thanh Đức biên: Nội dung cuốn sách tập trung phân tích, vận dung các quy định của Luật doanh nghiệp, soi chiếu qua thực tiễn áp dụng của Luật trong hoạt động của các doanh nghiệp; bình luận xuyên suốt và tổng hợp điều khoản; trình bày bao quát và nhấn mạnh nội dung trọng yếu; chỉ dẫn cụ thể và so sánh quy định cũ – mới; luận giải ưu điểm và chỉ rõ bất cập, vướng mắc. Đây là những vấn đề pháp lý thực tiễn hằng ngày nhưng đôi khi khó nhận thấy trong các điều luật cũng như ở nhiều tài liệu khác.

Cuốn sách gồm 7 chương:

– Chương I: Luật doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh;

– Chương II: Ngành, nghề đầu tư và tư do kinh doanh;

– Chương III: Đăng ký kinh doanh và hình thành doanh nghiệp;

– Chương IV: Vốn và tài sản doanh nghiệp;

– Chương V: Quản trị doanh nghiệp theo luật;

– Chương VI: Giáo dịch và giấy tờ của doanh nghiệp;

– Chương VII: Cải tổ và chấm dứt doanh nghiệp.

Dưới góc nhìn tuy đơn giản mà mạch lạc, thông suốt của tác giả, 184 tiểu mục thuộc 36 mục của cuốn sách, đều là những vấn đề thiết thực, chính là 36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp.

9. Pháp Lý Trong Kinh Doanh

Tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Lộc

Cuốn sách được chia làm bốn chương.

Sách pháp lý trong kinh doanh
Sách pháp lý trong kinh doanh

Chương I giúp người đọc hình dung về hệ thống chính sách, cách ứng xử của doanh nhân trước các tình huống pháp lý… Thông điệp chung là muốn chiến thắng, phải hiểu luật chơi.

Chương II tập trung phân tích sâu về 10 vấn đề pháp lý then chốt nhất mà các doanh nhân và nhà lãnh đạo cần phải biết: quản trị, lao động, điều hành, thuế kế toán, tài chính doanh nghiệp (DN), sở hữu trí tuệ, mua bán, sáp nhập, tiếp thị và bán hàng, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.

Chương III đi vào phân tích và bình giải các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý cụ thể cho một số lĩnh vực như startup, doanh nghiệp xã hội, thương mại điện tử và những hoạt động xã hội.

Chương cuối là những chia sẻ, tương tác giữa luật sư và doanh nhân.

Gấp cuốn sách lại, người đọc có thể thấy rằng luật pháp rất gần gũi với đời sống kinh doanh và mỗi lãnh đạo DN cần am hiểu luật để có thể tự tin chiến thắng trên sân nhà và quốc tế.

(*) Phần trích giới thiệu sách được sưu tầm từ nguồn mở

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button