Dịch vụ luật sư tư vấn nội bộ đem đến giải pháp tiết kiệm chi phí tài chính của doanh nghiệp như tiền lương, chi phí muasắm dung cụ làm việc, chi phí thuê chỗ ngồi làm việc, chi phí đóng các loại bảo hiểm bắt buộc và các phúc lợi khác cho người làm công việc pháp lý của doanh nghiệp. Giải pháp sử dụng dịch vụ tư vấn nội bộ đang là xu hướng chung về một chuỗi sử dụng chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Với lợi thế, chi phí thấp hơn- chất lượng cao hơn- linh hoạt trong sử dụng dịch vụ, tư vấn nội bộ đã và đang chiếm được lợi thế cạnh tranh so với các dịch vụ pháp lý truyền thống khác trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
I. Dịch vụ tư vấn nội bộ mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp
Nội bộ của tổ chức: thực hiện chức năng thư ký công ty như chuẩn bị biên bản họp và nghị quyết cho HĐTV, HĐQT và ĐHĐCĐ… Tư vấn và soạn thảo các quy trình nội bộ, quy chế hoạt động, phân quyền.
Tuân thủ và kiểm soát rủi ro: tư vấn và lập các báo cáo giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; tư vấn và xây dựng bộ quy chuẩn về kiểm soát rủi ro, hệ thống cảnh báo để phòng tránh rủi ro.
Về lao động: tư vấn và soạn thảo các tài liệu để giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên; tư vấn và chuẩn bị các tài liệu về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và kỷ luật lao động; tư vấn và soạn thảo các tài liệu để tái cấu trúc tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh: soạn thảo và đàm phán các hợp đồng thương mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thuê văn phòng, thỏa thuận bảo mật thông tin, hợp đồng nguyên tắc,…); đánh giá năng lực pháp lý của đối tác; tư vấn và thực hiện đấu thầu; tư vấn và xây dựng cấu trúc giao dịch.
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A): Tư vấn cấu trúc giao dịch, thẩm tra chi tiết về đối tượng thực hiện giao dịch M&A.
Giải quyết tranh chấp: Đàm phán giải quyết tranh cấp qua các cơ chế thương lượng hòa giải, đại diện và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án.
Huấn luyện pháp luật: tổ chức đào tạo, huấn luyện pháp luật cho đội ngũ quản lý và nhân viên trong thực hiện các công việc.
II. Phương thức cung cấp dịch vụ tư vấn nội bộ
Ngồi làm việc tại văn phòng của doanh nghiệp: sử dụng đường dây điện thoại nội bộ của doanh nghiệp để tư vấn bằng miệng các vấn đề pháp lý và sử dụng đường truyền internet của doanh nghiệp để cung cấp các tài liệu pháp lý cần thiết; đồng thời tham dự các buổi họp trực tiếp khi có yêu cầu.
Làm việc qua internet và đến văn phòng của doanh nghiệp khi có yêu cầu: gửi các tài liệu pháp lý được soạn thảo qua đường truyền internet từ xa, trả lời các câu hỏi pháp lý qua điện thoại và có mặt tại văn phòng của doanh nghiệp để tham gia các cuộc họp khi có yêu cầu.
Lưu ý: Luật sư được chỉ định sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn nội bộ trong khuôn khổ khung giờ và thời lượng giờ tiêu chuẩn theo các bên thỏa thuận.
III. Phương thức tính phí dịch vụ tư vấn nội bộ
Dịch vụ tư vấn nội bộ thường được các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý ápdụng cách tính phí cố định/số giờ làm việc tiêu chuẩn của luật sư/1 tháng. Ví dụ phí luật sư là 12 triệu/12 giờ làm việc tiêu chuẩn/ 1tháng, theo cách thức là 4 giờ làm liên tục của một ngày làm việc của một tuần hoặc theo thảo thuận giữa các bên.
Nếu doanh nghiệp sử dụng thời lượng vượt quá số giờ tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ trả thêm một khoản phí phụ trội thường được tính theo giờ. Mức phí theo giờ này thường cao hơn mức phí trung bình của giờ tiêu chuẩn tháng.
IV. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và dự toán ngân sách
Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ pháp lý có chuyên môn sâu về lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp chuyên về cung ứng dịch vụ giới thiệu việc làm thì nên tìm kiếm các hãng luật có thế mạnh về luật lao động.
Doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý để lựa chọn số giờ làm việc tiêu chuẩn của tháng và dự toán ngân sách theo năm tài chính cho chi phí này.
V. Làm thế nào để sử dụng dịch vụ tư vấn nội bộ hiệu quả
Chỉ định người liên hệ: doanh nghiệp cần cắt cử một hoặc một số ít nhân viên ở cấp trưởng phòng để làm đầu mối giao việc cho luật sư. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kiểm soát được khối lượng công việc của luật sư và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của mình.
Giao công việc pháp lý phù hợp: khai thác kiến thức và kinh nghiệm của luật sư ở những công việc khó, phức tạp mà nội bộ doanh nghiệp không tự xử lý được. Tránh tình trạng giao các công việc hồ sơ giấy tờ đơn giản.
Kế hoạch sử dụng dịch vụ hiệu quả: cần xây dựng lộ trình các công việc pháp lý dài hạn để khai thác những khung giờ trống của luật sư. Ví dụ: xây dựng quy trình biểu mẫu, quy chế, huấn luyện pháp luật,…
Khai thác việc huấn luyện pháp luật và xây dựng biểu mẫu: sẽ có rất nhiều vấn đề pháp lý lặp đi lặp lại trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, do đó luật sư nội bộ có thể thực hiện huấn luyện kiến thức pháp luật chung cũng như các kỹ thuật để xử lý các vấn đề có tính chất lặp lại này. Thông qua huấn luyện pháp luật, các phòng ban và nhân viên của doanh nghiệp có cái nhìn chung về cùng một vấn đề pháp lý và dễ dàng phối hợp khi làm việc.
Để đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn nội bộ của mình, quý vị có thể tham gia khảo sát nhanh qua đường dẫn này:
Hoặc liên hệ qua địa chỉ email: them.letrong@gmail.com hoặc số điện thoại đường dây nóng: (+84) 906 122 830