Hầu hết các doanh nghiệp FDI được quản lý bởi Ban giám đốc là người nước ngoài và chỉ có thể sử dụng tiếng Anh. Vì vậy khi các doanh nghiệp FDI tìm kiếm dịch vụ luật sư thường lựa chọn theo tiêu chí (i) luật sư phải sử dụng được tiếng Anh thành thạo (viết và nói) và (ii) luật sư chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm.
Vậy làm thế nào để tìm kiếm được những luật sư đảm bảo hai tiêu chí nêu trên? Đồng thời mức phí trả cho luật sư phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp FDI? Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn 7 bước để tìm kiếm luật sư theo yêu cầu của bạn.
Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần tìm kiếm luật sư
Thực sự việc này cũng tương đối là khó đối với những người am hiểu về luật pháp và chưa sử dụng dịch vụ pháp lý bao giờ. Cách tốt nhất là bạn nên tìm theo ngành nghề kinh doanh của công ty bạn, ví dụ nếu bạn là công ty xây dựng thì
Bước 2: Tham khảo từ các nguồn referral
- Hiệp hội mà bạn tham gia
- Các đơn vị tổ chức xếp hạng luật sư của Việt Nam: Asialaw Profiles; IFLR 1000; WTR 1000; Legal 500 Asia pacific; ALB Legal News. Các tổ chức xếp hạng luật sư này đều là các tổ chức toàn cầu vì vậy bạn được đảm bảo rằng năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) của các luật sư được sếp hạng đã được kiểm chứng.
- Đồng nghiệp, bạn bè: đây là kênh tham khảo khá hiệu quả và gần gũi nhất bởi vì có thể đồng nghiệp, bạn bè của bạn đã trải nghiệm với chất lượng dịch vụ của các hãng luật rồi.
Bước 3: Tìm kiếm thông tin về một số hãng luật
Sau khi có được một danh sách thu gọn các hãng luật tại bước 2, bạn có thể dạo quanh 1 vòng tại website của các hãng luật này để tìm kiếm thêm thông tin
Ví dụ như bạn tìm đến website LTT & Lawyers bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được các thông tin như lĩnh vực hành nghề; các luật sư của hãng; phần giải đáp các câu hỏi phổ biến về cách thức cung cấp dịch vụ (FAQs) sẽ có đầy đủ các thông tin về dịch vụ mà bạn cần.
Bước 4: Tiếp xúc thông qua buổi họp giới thiệu chung để đánh giá sơ bộ
Sau khi thực hiện bước 3, nếu bạn cảm thấy rằng các thông tin trên website chưa thỏa mãn hết sự hoài nghi về năng lực của luật sư và hãng luật, bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email tới hãng luật mà bạn quan tâm để yêu cầu sắp xếp một buổi họp ngắn để tìm hiểu (buổi họp này thường không tính phí dịch vụ).
Ở bước này bạn có thể đặt các câu hỏi để khảo sát năng lực chuyên môn của luật sư và quy trình cung cấp dịch vụ của luật sư có chuyên nghiệp hay không. Khách hàng thường hay hỏi (i) hãng luật có luật sư nào phụ trách chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó không? (ii) cách thức cung cấp dịch vụ này như thế nào? (iii) phạm vi công việc và mức phí dịch vụ như thế nào?
Bước 5: Đấu thầu dịch vụ để lựa chọn hãng luật có mức phí phù hợp với vụ việc của bạn
Đối với các giao dịch lớn (bao gồm có nhiều ngân sách để chi trả phí luật sư), thời gian kéo dài và cần một hãng luật có chuyên môn sâu và đội ngũ luật sư đủ về số lượng để cung cấp dịch vụ, bạn có thể cùng một lúc yêu cầu các hãng luật đến trình bày về năng lực chuyên môn của họ để bạn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình.
Nếu bạn có điều kiện và thời gian để di chuyển. bạn nên đến trực tiếp văn phòng các hãng luật vừa để thẩm tra năng lực chuyên môn của luật sư vừa để thẩm tra nguồn lực của hãng luật đó.
Bước 6: Trải nghiệm cùng dịch vụ luật sư ở những lần đầu
Trong trường hợp bạn có cơ hội để trực tiếp đánh giá năng lực trực của luật sư và hãng luật thông qua một vài công việc nhỏ nào đó thì đó sẽ là một sự thẩm định tốt nhất. Thực tế thì có rất nhiều khách hàng đã chọn cách làm này để thiết lập quan hệ lâu dài giữa luật sư và khách hàng.
Bước 7: Ký kết các hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng tư vấn pháp lý thường xuyên
Về nguyên tắc luật sư chỉ thu phí dịch vụ đối với các công việc được khách hàng yêu cầu, do vậy công ty của bạn có thể yên tâm để giao kết các hợp đồng nguyên tắc với các hãng luật. Trên cơ sở các bên thống nhất và hiểu rõ các thỏa thuận về sử dụng và cung ứng dịch vụ như nguyên tắc thanh toán phí dịch vụ, cách thức tính phí, các chi phí phụ trội thêm, các trường hợp chấm dứt hợp đồng, nguyên tắc giải quyết tranh chấp…vv.
Luật sư Lê Trọng Thêm